Nhận thấy nhu cầu học tiếng Anh và luyện thi IELTS của các bạn trẻ đang mỗi ngày một nâng cao, mình – với tư cách là người cũng đã từng trải qua giai đoạn luyện “ gà nòi “, thấm thía đủ những khó khăn trong quá trình học cũng như luyện thi – rất mong muốn, thông qua kinh nghiệm của mình, có thể góp một tay gỡ bỏ những vướng mắc, những băn khoăn, trăn trở của các bạn – những người đang miệt mài, ngày đêm ôn luyện để đạt được kết quả tốt nhất, hoàn thành ước mơ của mình. Đó chính là lí do của việc ra đời tuyển tập kinh nghiệm này.

READING

Trong những bài tự làm tự chấm ở nhà, đây là phần mình yếu nhất. Những lần làm thử ở nhà, mình có khi chỉ đạt 3.0. Thực sự đây là phần mình không thích nhất vì toàn thuật ngữ chuyên ngành mà mình nghĩ là trong đời mình sẽ không bao giờ dùng tới.

Phần này có ba bài đọc. Phần thứ nhất về khủng long, phần thứ hai về sinh học và phần thứ ba về Tâm lý con người trong việc làm việc nhóm. Vì phần ba là chuyên môn của mình nên mình đã ưu tiên làm trước phần bản thân nắm chắc.

Để nối đúng nội dung của tiêu đề với mỗi đoạn văn, mọi người cần đọc câu đầu và câu cuối vì đó thường là câu tóm nội dung chính. Mình chọn cách đọc hết tất cả các nội dung, vì cảm thấy phần thông tin này thú vị và vì tiếc sẽ không bao giờ tìm lại được nó một khi đã nộp bài kiểm tra đi. Hì hì.

Sau khi đã đúng chừng 80% cho phần đọc thứ 3, mình mới làm cái nội dung ít dễ ghét hơn trong hai bài đọc là về khủng long. Rất may là bài này yêu cầu điền từ nên mình chỉ cần đọc lướt nội dung toàn bộ bài đọc thì có thể đoán được phần nào nói về cái gì và từ nào thì liên quan. Có những từ khó, mình dùng phương án loại suy, hoặc hên xui. Kiểm tra bằng ngữ pháp cũng là một cách hay nhất là với những ai ngày xưa đi học có quan tâm chút xíu tới ngữ pháp tiếng Anh.

Sau đó thì dù rất chán những mình cũng phải nhảy qua bài đọc về Sinh học. Đọc lần 1 không hiểu, lần 2 không hiểu, lần n không hiểu và lần cuối cùng thì mình đúc rút ra một điều (mà bất kì ai chưa đọc đề cũng có thể hiểu được) là mỗi đoạn văn tác giả sẽ viết về một vấn đề duy nhất thôi. Nhiệm vụ của mình lúc đó là tìm vấn đề chính của mỗi đoạn. Vì mỗi đoạn ngày hôm đó gắn với tên tuổi nhà khoa học nên mình đã lần mò theo tên của họ.

Vậy là, từ không hiểu gì, mình đã có thể mò ra đáp án cho mỗi câu hỏi bằng cáchlần theo ý chính của các nhà bác học. Và mặc kệ nó nói đến mưa gió bão bùng động đất gì cũng không quan tâm mà chỉ chú tâm đến tên nhà bác học thôi.

LISTENING

Về mặt quy trình mà nói thì cách học phân môn này không khác gì với cách học Đọc cả, tức là đối với các bạn còn yếu thì nên bắt đầu bằng việc nghe những đoạn hội thoại đơn giản ( đơn giản về mặt từ vựng, cấu trúc câu). Yếu tố này các bạn có thể dễ dàng tìm thấy trong các bộ phim hoạt hình của nước ngoài trên Cartoon Network hoặc có thể là các bộ phim người thật dành cho trẻ em. VD như mình bằng từng này tuổi rồi vẫn còn xem đi xem lại cái bộ “ 5 anh em siêu nhân “ ( Mighty Morphin Power Rangers – cái bộ mà có chị Thùy Trang đóng đấy ;)) ), mình xem không chỉ vì mình thích mà còn để học tiếng Anh nữa, đó cũng là 1 cách mình tạo động lực + hứng thú học cho riêng mình. Trong thời gian ban đầu như thế này thì các bạn không cần nghe để lấy nghĩa mà hãy nghe để lấy chữ. Nghĩa là sao ? Nghĩa là các bạn không nên chú tâm nhiều vào việc học từ mới trong giai đoạn này bởi vì đơn giản là chẳng có từ gì đáng để học :-j , các bạn nên chú ý nghe cách họ phát âm, cách họ nhấn trọng âm rồi từ đó phát âm theo ( mình sẽ đề cập kĩ hơn ở mục sau ). Tất nhiên nghe xong cái dễ rồi thì chuyển sang nghe những cái khó, phim truyện trên HBO, Star Movies, các kênh như CNN, BBC, Australia Network … Thời gian ban đầu các bạn chưa quen thì các bạn có thể xem phụ đề ( không sao cả ), tuy nhiên các bạn nên dần dần tập thói quen không nhìn vào chúng để cảm nhận được từng câu từng chữ người ta nói. 1 lời khuyên nữa là các bạn nên nghe trực tiếp từ các kênh truyền hình của người bản xứ nói tiếng Anh, chứ đừng nghe mấy kênh của dân châu Á mình như VTV4, VOV, NHK … bởi vì cho dù mình có học tiếng Anh tốt đến mấy đi chăng nữa thì cũng không thể phát âm hay nói chuẩn bằng người bản xứ. Việc nghe mấy kênh đấy thậm chí có thể sẽ dẫn đến việc các bạn nói sai của các bạn khi học theo người ta ( tuy nhiên quả thật điều này mình rất hiếm khi để ý thấy và phải công nhận là Đài Truyền hình đã tuyển chọn những người có năng lực và chuyên môn rất cao cùng với 1 ngoại hình xinh đẹp vào vị trí MC 😡 ).

Giống như cách học Đọc, khi nghe bất kì 1 đoạn hội thoại hay 1 bài nói nào , các bạn cũng luôn nên tự đặt cho mình 3 câu hỏi : Họ là ai ? ( họ tên gì, nam hay nữ, gồm mấy người, làm nghề gì ); Họ đang ở đâu ( cái này các bạn chỉ cần đoán dựa trên văn cảnh chứ không nhất thiết phải biết chính xác, ví dụ như 1 người đến phỏng vấn xin việc thì gần như là sẽ phải tiến hành ở văn phòng công ti chứ không thể nào ở vỉa hè ngoài đường hay nhà vệ sinh công cộng =)) ) ; Họ đang nói về cái gì ? ( đây là câu hỏi quan trọng nhất, buộc các bạn phải trả lời được và phải trả lời thật ngắn gọn, súc tích mà đủ ý bất kể người ta huyên thuyên dài cỡ nào đi chăng nữa – ví dụ như cả 1 bài nói dài của Barack Obama nhân dịp lễ khai giảng năm học mới của Mỹ ngày 28/9/2011 ở trường trung học Benjamin Banneker ở Washington, D.C nội dung chính là động viên tinh thần học tập của học sinh và củng cố niềm tin, sự quyết đoán của giới trẻ ) . Tất nhiên, để làm được như thế cũng là khá khó nhưng thời gian ban đầu ít nhất các bạn hãy cố gắng trả lời 2 câu hỏi đầu tiên cũng là đủ rồi, sau đó dần dần mới tiến lên câu 3 bởi vì đó là 2 câu dễ và cơ bản, là nền tảng đế suy luận câu 3 khi các bạn nghe bất kì 1 bài nào.

Các bạn sau này đi thi IELTS hay cho dù đi ra nước ngoài học tập thì bất kể thế nào, các bạn cũng không phải chỉ có nghe mà có thể nhớ được hết mọi chi tiết, lời giảng mà phải ghi ra giấy để về nhà học nữa. Vì vậy, ngay từ lúc các bạn luyện, các bạn hãy tập làm quen với việc vừa nghe vừa viết. Viết cái gì ? Có vô vàn hình thức để viết, ví dụ như các bạn có thể viết từng từ từng chữ của lời người ta nói, hay chỉ viết 1 vài từ khóa quan trọng của câu, từ mới hay 1 từ vựng khó phát âm nào đó hoặc viết nội dung, ý chính của toàn bài nghe. Tóm lại, mình nhấn mạnh 1 điều : Cái việc viết cái gì không quan trọng bằng việc các bạn rèn luyện khả năng nghe và viết cùng 1 lúc. Điều quan trọng để hình thành được khả năng này đó là các bạn phải cảm nhận được câu chữ Tiếng Anh trong quá trình người ta nói, nghe là hiểu ngay, viết vào ngay. Mình thấy có nhiều bạn khi mới bắt đầu học rất hay có xu hướng dịch ra rồi mới viết vào ( tốn thời gian ) => đi luôn. Ví dụ, các bạn nghe “ Organic Chemistry “ thì các bạn phải viết ngay là “ Organic Chemistry “ chứ các bạn còn cố gắng gồng sức đi dịch ra là “ Hóa học hữu cơ “ nữa thì thôi thua rồi :-j . Chị Minh Hoa cũng đã viết : “Một trong những trở ngại lớn nhất của chúng ta khi học một ngoại ngữ ấy là chúng ta quá… thông minh và có quá nhiều kinh nghiệm. Quá thông minh: vì mình không thể nào chấp nhận nghe một câu mà mình không hiểu: cần phải hiểu một câu nói gì trước khi nghe tiếp câu thứ hai, nếu không thì mình không buồn nghe tiếp. Quá kinh nghiệm: Cuộc đời đã dạy ta không nghe những gì người khác nói mà chỉ hiểu những gì mà nội dung chuyển tải. Nếu không hiểu nội dung, chúng ta không thể lặp lại lời người kia. Cũng vì thế mà – trong giai đoạn đầu học ngoại ngữ – mỗi lần nghe một câu tiếng Anh thì trong đầu phải dịch ra được tiếng Việt thì mới yên tâm, bằng không thì … câu ấy không có nghĩa.

Nói qua thì có vẻ dài chứ 1 ngày các bạn chỉ cần bỏ ra 15 đến 20 phút bật đài hay các kênh truyền hình luyện nghe là đủ.
Ngoài ra thì còn 1 loại nghe nữa đó là nghe nhạc, loại này thích hợp cho việc luyện nói và xả căng thẳng sau khi học, mình sẽ trình bày chi tiết hơn sau đây.
Kết quả là mình làm xong ba bài đọc dư giờ, nhưng việc dư giờ không hề ứng với trường hợp thi Viết.

SPEAKING

Thực tế thi cử chỉ ra rất rõ rằng, trong kỳ thi nói, mình cảm thấy giám khảo không khó tính và đáng sợ như mình tưởng tượng, ông ấy luôn nhìn mình khá thân thiện, thường xuyên cười, và cảm giác rất đơn giản là muốn hiểu và biến 1 cuộc thi thành 1 cuộc trao đổi và nói chuyện bình thường. Vì vậy, bạn đừng cố tỏ ra căng thẳng, chính bạn sẽ làm mất điểm của mình, lúc này ngữ điệu rồi ý tưởng không hề là yếu tố được đánh giá hàng đầu nữa. Mà giám khảo đánh giá khả năng sử dụng tiếng anh tự nhiên của bạn, nhất quyết rồi, họ không phải là khán giả và bạn càng không phải là 1 diễn giả. Vì vậy hãy tự tin, hãy tập nói một mình, nói trước gương, nói với partner 1-1 hoặc 1-2, nói mọi lúc mọi nơi, chứ không nhất thiết là cứ đi học ielts speaking thì mới thực hành. Mỗi ngày dành ra 2 phút để tự độc thoại và ghi âm hằng ngày để cải thiện giọng, bản ghi âm này nên nhờ sự giúp đỡ của giáo viên kiểm tra về âm, cách sử dụng từ ngữ, ngữ điệu, các lỗi sai đang tồn tại để cải thiện ở bài nói sau.

Nếu có cơ hội trò chuyện, hay làm quen được với một người bản ngữ, để thường xuyên trò chuyện là điều cực tốt, cho việc áp dụng lý thuyết vào thực hành. Mình thực sự không có cơ hội này, vì vậy mình thường tự nói và ghi âm, tự nghe lại và đánh giá, sau đó nhờ giáo viên check lại. Có một hai lần cao hứng thì ra Hồ Tây chém gió, với mấy anh Đạo Hồi, nhưng vừa nói vừa lo ngai ngái, công an tóm J, vì các anh này thường hay hướng câu chuyện đến việc tôn sùng Đạo, thế lực siêu nhiên…Mình là con trai nên khó bắt chuyện hơn là mấy bạn nữ, nên không có khả năng kén chọn cứ gặp ai mà đồng ý là mình sẽ nói.

Theo mình thì để nói tốt các ý trong bài, đảm bảo yếu tố liên kết, không sai ngữ pháp, không đi chệch “main idea” thì nên viết hoặc lên sườn trước khi nói,sẽ gia tăng cảm giác tự tin hơn. Trước kia khi mới học nói mình thích nhất chủ đề quê hương, vì mình đã chuẩn bị hẳn 1 bài và trước đó đã học thuộc, nói đi nói lại nhiều đâm ra thành bài tủJ nên cứ vào phần này thì không khác gì lên đồng.

Không nên lạm dụng và sử dụng tràn lan các cụm từ học thuật và idioms, nên cố gắng hiểu đúng và áp dụng phù hợp. Bản thân mình rất thích hai cuốn “Speak English like an American” và cuốn “Verbal Advantage” bản 24 audio, tuy nhiên cuốn “Verbal” thì từ ngữ khó, mình chỉ học chapter 1,2,3 và cắp mông đi thi, không ham thêm được nữa, còn cuốn “Like an American” thì miễn bàn từ audio đến các bài hội thoại.

Muốn lên nhanh speaking thì mình nghĩ việc luyện đồng hành với kỹ năng nghe, lúc này nên nghe các audio, các bài đối thoại từ dạng dễ nghe nhất đến dạng khó, mà tốt nhất là các bài nghe vừa sức, đảm bảo bạn hiểu, vì mục tiêu luyện lúc này của bạn là để hiểu được ngữ cảnh, tình huống, vì sao họ lại dùng từ và nói như vậy.Nghe và nhắc lại các câu đơn giảng như chào hỏi, từ chối, cám ơn… Khi bạn nắm chính xác được nó, khi nào thì họ sử dụng các cấu trúc như vậy, vì sao họ lên giọng, vì sao họ xuống giọng , thì kỹ năng nói của bạn mới thực sự tiến sát với người bản ngữ được.
Do mình học speaking với giáo viên Việt,ưu điểm là chiến thuật, từ ngữ phong phú và topic cho bám sát đề thi ielts speaking, nhưng có một điểm yếu là không có môi trường để luyện với người nước ngoài trực tiếp, vì vậy lời khuyên với các bạn đang học giáo viên Việt Nam ở phần speaking là nên nghe nhiều, để làm quen với nhiều giọng của người bản ngữ, cũng như có thể bắt chước cách nói của họ, để cảm giác tự tin hơn. Còn nếu kinh phí rồi rào thì tốt nhất nên 1 giáo viên Việt dạy từ và chiến thuật, 1 giáo viên nước ngoài cho quá trình thực hành.

WRITING

Viết là kĩ năng mà mình k có gì để nói nhiều vì dốt viết. Thực ra trong giáo trình của trường mình đã cung cấp khá đầy đủ các dạng văn thường gặp trong thi IELTS là: discursive essay, argumentative essay và account essay (cause & effect; problem & solution)
Trong bài thi viết, theo cảm nhận của mình, nếu chỉ cần đạt đến mức khoảng 6.5-7 thì bài viết chỉ cần có đủ 3 phần: mở, thân, kết + ít nhất 2 lập luận đưa ra quan điểm + nhiều nhiều từ academic 1 tý + sử dụng từ liên kết ( linking words) hợp lý. Còn để được cao hơn, bạn cần có tư duy sắc sảo hơn, sử dụng từ ngữ linh hoạt, hiệu quả, k nhất thiết phải quá nhiều từ academic nhưng phải BIẾT CÁCH SỬ DỤNG TỪ HIỆU QUẢ.
– Làm thế nào để có được ideas cho bài viết?
Câu hỏi này k hề dễ trả lời vì các topic viết của IELTS thường đưa ra các vấn đề mang tính thời sự xã hội, bắt buộc bạn phải có it kiến thức, hiểu biết. Nếu bạn nào chịu khó đọc sách báo thì chắc k khó, nhưng những bạn nào k hay cập nhật thì sẽ thấy khó. Để có thêm ý tưởng cho bài viết, mình thấy có thể tham khảo ở một số trang web đưa ra các ý kiến cho người đọc viết bài tranh luận như:

http://www.helium.com/
http://www.debate.org
http://idebate.org/
Các trang web này sẽ có các bài viết phân tích Đồng Ý và K Đồng Ý một vấn đề nào đó. Bạn hoàn toàn có thể vào xem, chép lại tranh luận của cả 2 phía rồi tự viết bài của mình. Các tranh luận được sắp xếp theo từng mục cụ thể nên cũng rất tiện cho việc học.
– Làm thế nào để viết 2 task trong 60’?
Lần mình viết cả 2 task trong 60’ đấy là trong phòng thi, mình lười viết, cũng chưa bao giờ thực sự dành thời gian học viết nên kết quả chẳng bao giờ cao. Một điều nữa là mình thích “mỳ ăn liền” nên toàn chuẩn bị outline các dạng essay cho riêng mình, đi thi cứ gặp dạng bài đấy là lắp ráp vào , nhanh, tiện gọn.
– Các bước chuẩn bị cho bài viết task 2:

Bước 1: Hiểu đề bài

1.Xác định loại essay: discursive, argumentative, account essay
Nếu là bài argumentative thì quan điểm của bạn là gì?
Nếu là discursive thì 2 luồng quan điểm cho vấn đề này là gì?
Nếu là dạng account essay thì vấn đề gì cần phải được phân tích? Về cơ bản loại này sẽ có 2 dạng:
+ A: benefits or problems or both
+ B: Causes or results (Any solutions or suggestions required?)
2. Xác định tiêu đề của bài viết. Gạch chân các key words trong đề để k bị lạc dề (Nouns, Verbs, Adjectives)

Bước 2: Lập dàn ý

Mục đích:
1. Đưa ra được lập luận cho từng paragraph
2. Đưa ra ví dụ cho từng lập luận
Gợi ý:
1. Đặt câu hỏi cho đề bài
2. Đặt câu hỏi với nhiều khía cạnh khác nhau
3. Viết câu trả lời theo thứ tự

Bước 3: Viết topic sentence:

Mục đích của topic sentence: 1 trong những mục đích sau
1. Giới thiệu điều bạn muốn diễn đạt trong bài
2. Diễn đạt cả quan điểm của bạn và quan điểm đối lập
3. Kết luận điều bạn nêu ra
4. Diẽn đạt các ý chính của từng paragraph

Bước 4: Đưa ra ý kiến support

Mục đích: chứng minh điều bạn nói là đúng

Gợi ý:
1. Đặt câu hỏi: “What is+ the key point of the topic sentence?
2. Viết ra những key words ( academic words thì càng tốt) để trả lời cho ý đó.
3. Kết hợp các từ lại với nhau để tạo thành câu có nghĩa

Ví dụ:
A survey shows that…..
In the past……however, today
Bước 5: Viết Introduction
1. Paraphase: tìm các từ mới để mô tả vấn đề
Ví dụ: As computers are being used more and more in education, there will be soon no role for teachers in the classroom. To what extend, do you agree or disagree?
Introduction: There have been immense advances in technology in most aspect of people’s lives, especially in the field of education. Nowadays, an increasing number of students rely on computers for research and to produce a perfect paper for school purposes. Others have decided to leave the original way of learning and to get knowledge through online schools. These changes in the learning process have brought a special concern regarding the possible decrease of importance of teachers in the classroom.
2. Copy essay topic: copy lại các từ trong đề bài
Examiner sẽ làm gì? Ông/bà examiner sẽ ngồi đếm số chữ mà bạn đã copy và trừ đi số đó trong tổng số từ bạn viết. Nếu mà bài viết của bạn nhiều hơn 250 words thì OK, cho nên nếu bạn chọn cách này thì phải chắc chắn rằng bạn viết nhiều hơn 250 từ.
Ví dụ: Some people think that students who don’t take a break in studies between a high school and a university are at disadvantage compared to students that travel and work after high school before furthering their education. Do you agree or disagree?
Introduction: In today’s competitive global market, to succeed, knowledge from school or university is not sufficient. Thus, it is generally believed that students who do not take a break in studies between a high school and a university are at disadvantage compared to students that travel and work after high school before furthering their education. There are two following reasons to prove for my opinion.
3. Stock paragraph: sử dụng mẫu đã chuẩn bị sẵn để áp dụng cho tất cả các dạng bài như thế

About The Author

Related Posts