Kinh nghiệm luyện thi TOEFL

Để có được số điểm TOEFL iBT tốt nhất, lập bảng điểm cụ thể nơi bạn hãy ghi ra số điểm mong muốn, tính tổng thời gian ôn luyện, chia nhỏ giờ học từng ngày và thật sự tập trung hành động theo kế hoạch nhé!

WRITING

Ban đầu, mình viết không căn thời gian để luyện các kĩ năng cơ bản. Sau đó, mình căn thời gian và viết đúng theo như thi thật. Các bạn nên lưu ý phần này, thời gian quyết định rất nhiều đến tâm lý, độ dài của bài, cách dùng từ… cho bài viết. Vậy nên, bạn càng căn thời gian sớm bao lâu thì càng quen hơn với áp lực cho phần này.

Bài viết yêu cầu tối thiểu là khoảng hơn 300 từ. Tuy nhiên, để điểm của bạn đạt được mức cao hơn, bạn cần cố gắng viết được gần 500 từ khi đi thi, tức là lúc luyện thì viết hơn 500 từ, cố gắng đưa các từ academic vào bài nhiều nhiều một chút (nhưng đừng nhiều quá, sẽ bị trừ điểm).

Nguyên tắc đầu tiên khi viết bài là làm phần mở bài và kết luận trước. Tiếc là mình giờ mới biết mẹo này, nên mình đã không viết kịp kết luận và bị trừ điểm structure.
Trong khoảng 1-2 tuần trước khi thi, mỗi ngày mình viết khoảng 4-5 bài essay (tính cả integrated và independent).

Với các bài essay chưa kịp viết, mình brainstorm các ý chính để lúc cần vào phòng thi nếu gặp đề đó thì lôi ra dùng luôn.

Nếu có thời gian rảnh, bạn có thể lập 1 trang blog chỉ viết bằng tiếng Anh, và hàng ngày hay hàng tuần, hãy cố gắng dành thời gian viết (tốt nhất là về 1 chủ đề nào đó tương tự như các chủ đề có trong phần viết của Toefl). Mình nghĩ đây là 1 cách vừa học vừa chơi khá hay.

READING

Mỗi người có một cách khác nhau để làm bài đọc. Có người đọc câu hỏi trước, có người đọc toàn bộ bài trước rồi mới trả lời câu hỏi.
Theo kinh nghiệm riêng của mình thì thế này. Với GRE thì nên đọc bài đọc trước và cố gắng hiểu kĩ bài đọc trước khi trả lời câu hỏi. Cách này dùng cho GRE thì tốt vì bài đọc của GRE Reading thường ko quá dài nhưng lại cực khó, câu hỏi thì lắt léo và thiên nhiều về nội dung bài đọc. Do đó, làm bài GRE thường đòi hỏi phải hiểu sâu bài đọc trước thì mới trả lời đúng được đa số câu hỏi.
Còn bài đọc của TOEFL thì tương đối khác. Bài đọc TOEFL thường dài hơn, nên ngay cả khi đọc rất kỹ toàn bài thì đến phần câu hỏi thường là quên và phải đọc lại –> mất thời gian. Hơn nữa, câu hỏi TOEFL ko quá lắt léo và ko thiên quá về nội dung mà bao gồm cả cách bố cục của bài đọc, function của những từ, cụm từ trong bài … Nhiều câu hỏi lại được đặt song song với phần cần đọc để trả lời Với đặc thù bài đọc và câu hỏi như vậy, ko nhất thiết phải hiểu thật sâu toàn bộ bài mà vẫn có thể trả lời được. Thậm chí có phần ko cần đọc qua vì ko hỏi đến.
Do đó, mình thấy cách làm bài đọc TOEFL tốt nhất đối với mình là đọc lướt qua toàn bộ bài đọc (<1min) xem nó nói về cái gì. Sau đó click ngay sang phần câu hỏi (câu hỏi đặt song song với bài đọc). Đối với những câu hỏi về vocabulary-in-context, referents, hightlighted sentences, sentence inserts, thì đọc từng câu hỏi một và từng đoạn liên quan để đối chiếu và trả lời ngay. Còn những câu hỏi liên quan đến nội dung như details, main ideas, summarizing, inferences .. thì nếu trả lời được luôn qua những đoạn đã đọc thì trả lời luôn. Còn ko thì bỏ qua rồi sau này quay lại đọc thêm những phần cần đọc để trả lời. Câu hỏi summarizing nên làm sau cùng sau khi đã trả lời toàn bộ các câu trước về details. Lúc này nên đọc lại một lượt toàn bài để lọc ra được ý chính. Theo mình, mỗi người nên practice theo từng cách rồi tự tìm ra cách nào là phù hợp nhất với mình. Khi practice, các bạn sẽ rút ra được kinh nghiệm làm bài riêng rất hữu ích. Khi đó, nhớ share cho những người khác với nhé!
LISTENING

Thật ra mình mong mỏi điểm listening của mình cao hơn mức này. Vì kỳ thực mình thấy kỹ năng nghe mình tốt nhất trong tất cả các kỹ năng của tiếng anh. Anyway, tips của phần này là phải cố nghe càng nhiều càng tốt. Kỹ năng note-taking là tối cần thiết, take note càng nhiều càng có khả năng dính trúng keyword. Tips là cố gắng bắt đc càng nhiều từ càng tốt, nghe các từ đc lecturer nhấn mạnh thì take note asap . Các radio/podcast cũng rất bổ ích. Mình thường dung ipad và nghe các podcast của các giảng viên ở trường đh nước ngoài, đôi khi nội dung khá giống với các bài thi ibt. Ngoài ra trong tgian luyện thi mình có xem qua rất nhiêu film nước ngoài và không xem phụ đề. Về phần nghe các conversation thì các bạn nên chịu khó tự tin đi giao tiếp với người nước ngoài để tập nghe các tình huống ngoài đời thật.

Về phần này thì mình có một lưu ý nhỏ cho mấy bạn thi ở ĐH Ngân Hàng trong SG là vì cách sắp xếp của họ là ai thi trước vô trc nên đôi khi lúc mình đang thi nghe thì có vài người khác đã qua phần nói, và họ cứ oang oang bên tai mình nên phần nghe có thể bị ảnh hưởng chút. Tranh thủ đi sớm nhé.

SPEAKING

Cũng như viết, nói cũng có những câu hỏi với những mẫu hình nhất định, đòi hỏi câu hỏi có những format nhất định, nhưng nói đòi hỏi phải nhớ nằm lòng các format này kinh khủng hơn viết, vì khi nói chỉ có vài chục giây để trả lời. Nói không suy nghĩ gì mới đưa ra được câu trả lời đủ ý, đủ dài để nhận điểm tốt. Mà nói lại có đến 6 câu nên càng phải đầu tư thời gian luyện trả lời đúng thời gian và thuộc format. Đối với mình đây là phần tốn thời gian nhất. 3 phần kia ôn trong 1 tuần và ôn nói trong 1 tuần còn lại. Khi ôn nên:

• Vừa nghe vừa take note hoặc outline câu trả lời trong thời gian chuẩn bị.
• Nói và ghi âm để nghe lại phát âm của mình thường những chỗ nào ghi âm vào sẽ nghe không rõ.
• Outline format các câu trả lời ra, cố gắng ghi nhớ thật kĩ vào.

• Nên viết format câu trả lời các phần nói ra, theo trình tự sẽ nói. (có 6 câu, câu 1 luôn là loại này, câu thứ 2 luôn là loại kia,… nên hoàn toàn yên tâm với thứ tự các câu hỏi nói đã ôn ở nhà). Trong khi thi thì note vào trực tiếp tờ đấy hoặc note vào tờ khác nếu ko chắc mình nhanh chóng phân loại thông tin đc vào các mục khác nhau. Sau đó khi nói thì nhìn theo format để nói để đảm bảo không sót ý nào cả.
• Nên chuẩn bị sẵn tâm lý là có thể lúc mình đang nghe và take note cho bài nói thì thằng bên cạnh lại đang nói và nó có thể nói rất to đến nỗi mình ko thể nào nghe nổi. (Frustrating, hah?!) Nên ngồi kiểu chống tay phải xuống, kẹp chặt tai nghe vào tai, tay thì take note còn tay trái thì ấn chặt tai nghe bên kia vào tai để cố gắng nghe nhất có thể.

Nên luyện càng nhiều sách càng tốt. Song song với đó là làm đề. Làm 7 đề Barron’s, 4 đề Kaplan, nếu thừa thời gian thì làm tiếp 6 đề của Cambridge. Tất cả nên làm trên máy.
Làm đề là quan trọng, nhưng khâu quan trọng hơn nữa là check đáp án và đọc explanation & mẫu của họ để xem tại sao mình sai, rút ra kinh nghiệm cho lần sau.
Bên cạnh đó thì viết ra các từ mới mình gặp phải trong lúc nghe/ đọc để học.
Điểm quan trọng cần nhớ là “PRACTICE MAKES PERFECT”. You need to practice a lot. Stick to your plan. Study hard and consistently.

About The Author

Related Posts