Bạn đang rất chăm chỉ luyện thi Toeic với mong muốn sẽ có một bài thi hoàn hảo với số điểm thật cao. NHƯNG bạn lại chưa xác định rõ con số cụ thể mà mình thực sự mong muốn là bao nhiêu. 600, 700 hay 800, 900 ? Vậy nên việc đầu tiên trước khi chúng mình bắt tay vào chia sẻ những kinh nghiệm luyện thi Toeic thì chúng tôi rất mong muốn bạn hãy xác định mục tiêu chính xác cho bản thân. Đó sẽ là cái đích rõ ràng nhất để chỉ đường dẫn lối bạn tới!

Trước hết mọi người phải xác định được điểm số TOEIC mình muốn là bao nhiêu, 1 con số cụ thể hoặc trong 1 khoảng giá trị nào đó cũng được.
Sau đó làm thử 1 đề thi TOEIC như các sách mình đã nêu, sau đó xem xem mình được bao nhiêu điểm rồi (tham khảo thang điểm trên mạng).

Nếu như vẫn chưa đạt được mục tiêu thì mọi người xem điểm Nghe mình phải tăng lên bao nhiêu, điểm Đọc tăng lên bao nhiêu thì sẽ đạt được mục tiêu.
Càng chi tiết hơn thì xem số câu trả lời đúng của từng part, xem part nào có thể tăng số câu đúng được, part nào sai nhiều quá thì cải thiện được ở part này sẽ tăng điểm nhiều.
Như mình xác định mục tiêu chỉ 850 thôi thì mình xác định 80 câu Nghe và 90 câu Đọc. Nghe của mình chú ý chiến lược cho part 4 vì mình sai chủ yếu ở đây, Đọc thì mình chú ý thời gian vì thỉnh thoảng thiếu thời gian mình không làm được nên sau.

Bạn hãy chuẩn bị cho phần thi đầu tiên với những gợi ý sau: Bạn hãy cố gắng tự học bằng cách thầm đặt ra trong đầu các câu bằng tiếng Anh miêu tả những gì bạn làm trong ngày, Nếu có từ nào bạn chưa biết hay chưa chắc chắn về cách phát âm thì hãy dùng từ điển Việt – Anh để tra từ. Có một lời khuyên từ các giáo viên và những người có kinh nghiệm là sau khi bạn tra từ bằng từ điển Việt – Anh, bạn nên kiểm tra lại, nhất là phần phát âm bằng từ điển Anh-Anh chuẩn, ví dụ như “Oxford Advanced Learner Dictionary, Cambridge Advanced Learner’s Dictionary, Longman Advanced American Dictionary”.
Đọc các lời tựa hay đoạn miêu tả các bức tranh trên báo chí, ở bảo tàng, trong sách tranh ảnh… cũng giúp bạn nâng cao kĩ năng cho phần thi này. Dùng tiếng Anh miêu tả các bức ảnh của chính bạn cho một ai đó nghe. Bạn cũng có thể đưa tranh ảnh riêng lên một số trang như Flick, photobucket… và viết lời miêu tả cho các bức ảnh đó.
Đôi lúc phần thi này bao gồm những câu hỏi mẹo dựa vào cách phát âm gần giống nhau hay giống nhau của các từ. Vì vậy bạn cần học cẩn thận cách phát âm nhất là các nguyên âm và chú ý các từ có cách đọc giống nhau nhưng nghĩa khác nhau hay những từ đa nghĩa.

LISTENING:

Có một nguyên tắc dành cho bạn khi học nghe: “Muốn nghe tốt, bạn phải nghe thật nhiều và nghe từ những nguồn chuẩn”. Tôi khuyên các bạn không nên nghe các đề thi thử ngay vì nó không giúp ích nhiều cho các bạn trong khi bạn chưa được trang bị những kỹ năng cần thiết. Tôi sẽ phân loại như sau:

+ Đối với những người có thời gian dài để học thi TOEIC (trên 1năm): Thực sự bạn nên học theo Effortless English. Tôi và các bạn của tôi cũng đã từng học theo Effortless English trong gần 1 năm và kết quả nó mang lại rất bất ngờ. Không những Listening được cải thiện rõ rệt mà Speaking của bạn sẽ phát triển hơn – Điều này làm tôi thích nhất ở Effortless English. Bạn có thể giao tiếp khá thoải mái nếu bạn luyện tập đều đặn với Effortless English. Tôi biết một trang web viết về phương pháp Effortless English và tôi cũng rất thích những gì tác giả viết về cách học tiếng anh. Tôi nghĩ các bạn nên dành chút thời gian và đọc nó, sẽ rất hiệu quả cho những ai chưa có phương pháp học tiếng anh đúng:

Link: Effortless English

+ Đối với những người có thời gian ngắn ôn luyện (trong vòng vài tháng) tôi xin đưa ra một số nguồn để các bạn có thể nghe: Đài BBC – dành cho những bạn có trình độ nghe khá tốt vì không có transcript. Đừng quá lo lắng nếu bạn không hiểu gì, quan trọng là bạn làm quên được với âm điệu và ngữ điệu trong tiếng anh. Mỗi ngày bạn nên dành 20-30’ để nghe. Đối với những bạn thấy khó khăn khi nghe BBC, tôi khuyến khích các bạn nên nghe VOA. VOA news bao gồm rất nhiều chủ đề khác nhau và có text để các bạn có thể theo dõi nội dung người đọc. Vốn từ vựng của bạn cũng sẽ được cải thiện khi bạn nghe VOA. Ngoài ra các bạn nên mua một giáo trình tiếng anh giao tiếp chuyên ngành kinh tế và văn phòng. Vì 2 chủ đề này rất hay gặp khi thi.
bạn mắc phải vài lỗi văn phạm, và viết nhiều cũng sẽ làm bạn không có đủ thời gian để đọc lại bài của mình.

READING

Phần Đọc thì phải cực kỳ chú ý thời gian bởi vì thường đoạn đầu mọi người hay làm nhởn nhơ nhưng sau toàn đoạn văn thì sẽ thiếu thời gian, căn đúng 75’ làm và tô đáp án vào answer sheet. Sao khi làm xong thì mình check đáp án, cũng chỉ check những chỗ mình làm sai, đặc biệt 40 câu hỏi đầu phải xem vì sao sai và ghi lại, phần bài đọc xem chủ yếu sai vì lý do gì.
Phần Đọc mình cũng có các chiến lược chung như sau. Part 5 thì mình chỉ làm trong 15-20’, part 6 trong 5’-10’ còn lại part 7 phải có ít nhất 40’ không thi không kịp. Đối với mình thì part 5 và part 6 càng nhanh càng tốt để dành thời gian cho part 7 rất là dài. Part 5 mình làm đến đâu chắc đến đó và không qua lại nữa, câu nào không biết thì khoanh luôn, không suy nghĩ mất thời gian quá nhiều, và khi phát hiện ra đáp án rồi (ví dụ như thấy động từ ở trước, mà đáp án là tính từ, trạng từ, danh từ thì chọn luôn trạng từ) thì mình không đọc các chữ sau luôn. Đối với part 6 thì mình xác định không đầu tư quá nhiều, vì chủ yếu câu hỏi dạng chọn từ cho đúng ngữ cảnh ngữ nghĩa và phrase, cái này phải học nhiều nên mình chấp nhận sai ở đây. Tuy nhiên, part này câu hỏi hay kiểu thủng giữa câu nên nên đọc hiểu câu trước câu sau để hiểu ý tác giả đang nói gì mà chọn từ cho phù hợp. Đối với part 7 là part quyết định khá nhiều, thì mình chia câu hỏi ra làm 2 dạng (như TIPS ôn GMAT). Loại câu General hỏi mục đich của email này là gì, Ông Peter gửi bà Mary lá thư này làm gì, etc. thì mình đọc câu hỏi xong đọc lướt đáp án. Đọc tiếp câu tiếp theo đến khi nào thấy 1 câu Specific hỏi các thông tin chi tiết như Thứ 2 bà Mary làm gì, Sender sẽ được nhận lại bao nhiêu tiền, etc thì mình ghi nhỡ ngay các keyword trong câu hỏi rồi đọc đoạn văn từ đầu vừa để hiểu chung chung cả bài cho câu General xong tìm luôn đáp án cho câu Specific. Chú ý rằng các câu Specific thì thường trong đoạn sẽ có từ hoặc câu pharaphase lại các keyword y như câu hỏi thì đáp án sẽ chính là ở đây. Sau đó mình sẽ tìm câu trả lời đúng và quay lại đọc đáp án và chọn thôi. Đọc đến hết đoạn văn thì mình mới quay lại đọc đáp án và trả lời câu hỏi General. Mọi người để ý rằng đáp án nhiều khi khác hẳn nhau, nên chỉ cần đọc lướt qua keyword của đáp án là đủ, ví dụ 1 câu hỏi mục đích của bài mà bài đó nói về môi trường mà đáp án nào là employment rate hay economy thì chắc chắn sai rồi không cần đọc kỹ hết. Như vậy thì mới đủ thời gian làm hết bài đọc.
Muốn đạt được kết quả cao trong bất cứ kỳ thi nào, ngoài kiến thức mình đã tích lũy được trong quá trình học tập, bạn cần phải đầu tư thời gian cho việc ôn luyện bởi “Practice makes perfect”.

About The Author

Related Posts